VÙNG ĐẤT TIỀM NĂNG - TÂY NGUYÊN

VÙNG ĐẤT TIỀM NĂNG - TÂY NGUYÊN

Trang chủ » Tin tức » VÙNG ĐẤT TIỀM NĂNG - TÂY NGUYÊN

Các nhà đầu tư bất động sản cũng đã đang và dần để ý tới vùng đất Tây Nguyên chứa đầy những tiềm năng lớn. Vậy vùng đất này có những gì mà thu hút các nhà đầu tư đến nơi đây?

1. SỨC HÚT TỪ KHÔNG GIAN SỐNG

Sở hữu nhiều lợi thế về kinh tế, du lịch, văn hóa với quỹ đất dồi dào tạo thành mục tiêu cho các nhà đầu tư. Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Tây Nguyên cho biết “Thị trường bất động sản được đầu tư và quy hoạch bài bản, đáp ứng đúng, trúng thị hiếu của thị trường”.

                                                                                                             

Vào năm 2021 Tập đoàn Trung Nguyên Legend – một tập đoàn lớn chuyên về cà phê đã chọn Tây nguyên làm nơi hoạt động kinh doanh cà phê cũng chuyển sang lĩnh vực bất động sản với Dự án đầu tư Tp Cà phê quy mô 45,45 ha tại Tp.Buôn Mê Thuột. Dự án đã tạo ấn tượng và thu hút được hàng triệu lượt khách tham quan trong thời gian qua. Thời gian gần đây có nhiều doanh nghiệp có tên tuổi như T&T Group, Văn Phú, Tân Hoàng Minh, … đã chọn Tây Nguyên làm điểm dừng chân.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sau nhiều năm, dư địa phát triển bất động sản ở các đô thị lớn gần như cạn kiệt do quỹ đất không còn nhiều. Trong khi đó, với nhiều tiềm năng, Tây Nguyên trở thành vùng đất mới nổi để phát triển các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp. Vì vậy, vùng đất đại ngàn đã lọt vào “tầm ngắm” của nhiều “sếu đầu đàn” về đầu tư bất động sản. Các địa phương Tây Nguyên cũng dành nhiều quỹ đất trong kế hoạch phát triển nhà ở, mở ra nhiều dư địa cho đầu tư, phát triển đô thị. Tại Đắk Lắk, trong giai đoạn mới, tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 35%; xây dựng 21 đô thị, gồm một đô thị loại I là TP. Buôn Ma Thuột, một đô thị loại III là thị xã Buôn Hồ; 5 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V.

Còn Đắk Nông đã ban hành danh mục 22 dự án kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn năm 2022, với tổng mức đầu tư 67.804 tỷ đồng. Chỉ riêng 10 dự án bất động sản và thương mại trong danh sách này đã có quy mô gần 67.000 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD). Đáng chú ý nhất có Dự án Khu đô thị Lửa và Nước Đắk Rtik tại TP. Gia Nghĩa, diện tích hơn 752 ha, có tổng vốn hơn 53.000 tỷ đồng. Tại TP. Gia Nghĩa còn có Khu đô thị Thung lũng xanh Nghĩa Phú có tổng vốn hơn 1.600 tỷ đồng; Khu đô thị cửa ngõ Nghĩa Phú với hơn 8.662 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái thác Liêng Nung với tổng vốn dự kiến 500 - 700 tỷ đồng…

Trong khi đó, quỹ đất phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2021-2025 khoảng hơn 1.416 ha. Trong đó, quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 995,62 ha; quỹ đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 53,5 ha; quỹ đất phát triển nhà ở cho các hộ thuộc diện tái định cư khoảng 75,4 ha và quỹ đất phát triển nhà ở riêng lẻ dân tự xây khoảng 292 ha.

Tại Đắk Lắk, Tập đoàn T&T đã đề xuất thực hiện 5 dự án trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, gồm Khu đô thị thương mại dịch vụ Ea Tam với quy mô 51,67 ha; Tổ hợp Khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại và Nhà ở thương mại (42.645 m2); Khu biệt thự Ea Kao (46,14 ha); Khu sân golf hồ Ea Kao (76,7 ha); Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk.

3. NGÔI SAO TIỀM NĂNG

Các tỉnh thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương quỹ đất ngày càng bị thu hẹp với giá cả đắt đỏ. Vì vậy Tây Nguyên được nổi lên dễ dàng với lợi thế về vị trí cũng như quỹ đất sạch.

Năm 2021 vừa qua, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký phê duyệt 2 dự án đường sắt Chơn Thành Bình Phước- Đắk Nông và dự án đường cao tốc Thành phố Buôn Ma Thuột Đắk Lắk- Nha Trang Khánh Hòa.Theo kế hoạch xây dựng của Tây Nguyên thì đến năm 2030 sẽ có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp 89 đô thị và xây thêm 28 độ thị mới. Các đô thị lớn sẽ xây dựng các dịch vụ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm. Đồng thời các trung tâm dịch vụ lớn sẽ được tập trung tại thành phố Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt. Do tác động của covid 19 càng đẩy mạnh sự dịch chuyển dòng tiền đầu tư về thị trường vùng ven, nhờ sự co giãn về tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu tìm kiếm nơi an cư lạc nghiệp trở nên khắt khe.

                                                                                                                

                                                                                                                                                                      Nguồn Công lý và Xã hội

Ngoài ra vùng đất Tây Nguyên còn là một mảnh đất giàu văn hoá có tiềm năng phát triển mạnh về du lịch và công nghiệp với sự đầu tư bài bản về quy hoạch phát triển dự án  đã đưa nơi đây bước vào giai đoạn phát triển đầy triển vọng. Điều đặc biệt Tây Nguyên giữ được vẻ đẹp nguyên sơ đầy sức sống của núi rừng thiên nhiên cộng thêm khí hậu dễ chịu và đây là những nguyên nhân Tây Nguyên trở thành địa điểm mới nổi thu hút nhiều khách du lịch muốn khám phá.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã xác định Tây Nguyên là một trong bảy vùng du lịch trọng điểm.

- Nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, tiếp giáp với các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch với nhiều vùng trong cả nước và quốc tế.

- Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng: đây là vùng lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Điểm danh một số địa điểm nổi tiếng như: Ngục Kon Tum, Di tích lịch sử danh thắng Măng Đen, Tây Sơn Thượng Đạo, làng kháng chiến Stor, Chiến thắng đường 7 sông Bờ, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Cụm di tích lịch sử N’Trang Lơng, Dinh I, Dinh II, Dinh III…

- Văn hóa lễ hội: Tây Nguyên là nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những giá trị di sản văn hóa khác nhau đã tạo thành một kho tàng văn hóa đặc sắc nhất trong cả nước. Điển hình là Lễ hội văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - kiệt tác và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra, còn có các lễ hội truyền thống như: lễ hội đua Voi, Bỏ Mả, Cơm Mới...

                                                                                                                           

                    Nguồn: Báo dân tộc và phát triển

- Văn hóa kiến trúc: nói đến kiến trúc Tây Nguyên là nói đến Nhà Rông, Nhà Dài - biểu tượng văn hóa của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, thực hiện các lễ hội tâm linh, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

- Văn hóa âm nhạc: Tây Nguyên là nơi sản sinh ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo đó là cồng chiêng, đàn T’rưng, Tù, Và… và những điệu dân ca thấm sâu vào lòng bao thế hệ.

- Với những giá trị đặc sắc về tài nguyên du lịch, Tây Nguyên là nơi có tiềm năng rất lớn để hình thành và phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch độc đáo như du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái - văn hóa, nghỉ dưỡng...

                                                                                                                                  

                                                                                                         Nguồn: Kênh truyền hình Đài tiếng nói Việt Nam-VOVTV

Dự báo cuối năm 2022 và qua năm 2023 vùng đất Tây Nguyên sẽ có sự phát triển lớn trong thị trường bất động sản.

Các bài đăng khác

1
2
3
4
5
6
7

Đăng ký nhận tin

Để thuận tiện, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi

Facebook
zalo
zalo

0911622255