BA DẠNG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI PHỔ BIẾN

BA DẠNG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI PHỔ BIẾN

Trang chủ » Tin tức » BA DẠNG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI PHỔ BIẾN

1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất:

Là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Bản chất khi giải quyết tranh chấp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về:

 + Thứ nhất, tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất, đây có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi…Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

 + Thứ hai, tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau.

+ Thứ ba, tranh chấp đòi lại đất: Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp: đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…

2. Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:

Trong các dạng tranh chấp này thì người đang sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp đất, không có ai tranh chấp. Tuy nhiên, khi sử dụng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình là thực hiện các giao dịch về dân sự mà dẫn đến tranh chấp. Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như: tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo lãnh…Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Bên cạnh đó, một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì; đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

3. Tranh chấp liên quan đến đất

Tranh chấp này thường thể hiện dưới hai dạng chính tranh chấp về thừa kế liên quan đến đất đai và tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn. Theo đó:

+ Thứ nhất, về tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Tranh chấp có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại…

+ Thứ hai, về tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.

                                                                               

Ảnh - nguồn công ty: Đo đạc giải quyết tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền trên đất

 Như vậy, các dạng tranh chấp đất đai hiện nay đang diễn ra rất phổ biến trong đời sống xã hội. Khi phát sinh tranh chấp đương sự phải trải qua một quá trình giải quyết theo trình tự, thủ tục nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Trong trường hợp các bạn cần xác định lại vị trí hiện trạng thửa đất so với sổ đỏ của mình để quá trình tranh chấp diễn ra đúng và hiệu quả hơn, các bạn liên hệ với Đơn vị chuyên Đo Đạc Đất Đai Miền Đông, để được tư vấn với thực hiện chuẩn xác, minh bạch nhất về quy trình tranh chấp.

 

Tổng Công ty ĐO ĐẠC ĐẤT ĐAI MIỀN ĐÔNG

Các chi nhánh tại một số khu vực:

- CHI NHÁNH THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG

Đ/C: Số 1251 Nguyễn Chí Thanh, phường Tân An, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

- VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÚ GIÁO - BÌNH DƯƠNG

Đ/C: Số 513 Tổ 3, Khu Phố 9, Thị Trấn Phước Vĩnh, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

- CHI NHÁNH ĐỒNG XOÀI - BÌNH PHƯỚC

Đ/C: Tổ 3, Khu phố Phú Tân, Phường Tân Phú, Thành phố Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước, Việt Nam.

- VĂN PHÒNG ĐO ĐẠC ĐẤT ĐAI TÂY NINH

Đ/C: Số 496 - TT Dương Minh Châu - Tây Ninh, Việt Nam.

Chi tiết liên hệ qua hotline để được tư vấn về các dịch vụ đo đạc hồ sơ đất đai:

Liên hệ đến số 0911 622 255  (Mr.Hiển) - 0938 381 356 (Ms. Giang) để được tư vấn về dịch vụ (8h00-11h30 và 13h30-17h00 từ thứ hai đến thứ bảy)

Các bài đăng khác

1
2
3
4
5
6
7

Đăng ký nhận tin

Để thuận tiện, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi

Facebook
zalo
zalo

0911622255