THỰC HIỆN LUẬT ĐẤT ĐAI

Mục lục
    Trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đất đai theo đúng nhiệm vụ được Trung ương giao cho địa phương cụ thể hóa.

    Trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đất đai theo đúng nhiệm vụ được Trung ương giao cho địa phương cụ thể hóa.

    Tổ chức tuyên truyền hiệu quả pháp luật về đất đai bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện để đưa Luật Đất đai vào cuộc sống. Tuy vậy, vẫn còn nhiều "lỗ hổng" khiến hiệu quả thực tiễn của Luật chưa đạt như mong muốn. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013 là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, trong đó Bình Thuận là một tỉnh có lợi thế, tiềm năng về du lịch.

    Chú thích ảnh

    Một trong những khu dân cư đang được hình thành tại xã Phong Nẫm – TP Phan Thiết, Bình Thuận trên đất chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn có diện tích lớn. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

    Sai phạm có hệ thống trong chuyển mục đích sử dụng đất

    Kết luận thanh tra số 1696/KL-UBND ngày 16/5/2019 về Công tác quản lý Nhà nước về quản lý đất đai, quy hoạch đô thị tại địa bàn thành phố Phan Thiết cho thấy: UBND thành phố Phan Thiết từ đầu năm 2016 đến tháng 9/2018 có quyết định cho 139 thửa đất với tổng diện tích 176.815,8 m2 (năm 2016 diện tích 49.341,5 m2, năm 2017 diện tích 73.008,5 m2, năm 2018 diện tích 54.465,8 m2) chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang đất ở nông thôn trên địa bàn xã Tiến Lợi, xã Thiện Nghiệp, xã Phong Nẫm không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt, làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai (Điều 52 Luật Đất đai năm 2013).

    Hơn nữa, Sở Tài nguyên và Môi trường khi cho tách thửa đất ở nông thôn không kiểm tra việc UBND thành phố Phan Thiết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn, nên không phát hiện việc UBND thành phố Phan Thiết cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trái quy định, dẫn đến các hộ gia đình, cá nhân lợi dụng việc cơ quan có thẩm quyền cho tách thửa đất ở trên diện tích được chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định; phân lô nền đất, thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn (nền đất ở) rất nhiều trên địa bàn các xã: Thiện Nghiệp, Phong Nẫm, Tiến Lợi. Các cá nhân chuyển nhượng đất ở nộp tiền sử dụng đất thấp hơn so với quy định, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

    Đặc biệt, trường hợp của ông Phạm Hòa Trung ở Khu phố 6, phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, mặc dù ngày 12/2/2018, UBND thành phố Phan Thiết có văn bản xác định vị trí lô đất xin tách thửa của ông Trung nằm trong quy hoạch trồng cây công nghiệp, tạm thời chưa thống nhất cho tách thửa. Nhưng chỉ sau một  ngày (ngày 13/2/2018), Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn ký cho tách 11 thửa đất ở với diện tích 9.783,5 m2 và đến tháng 3 năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ký cho tách thành 90 thửa đất ở (mỗi thửa 100 m2 trở lên) trên diện tích chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trái quy định, tạo điều kiện để ông Trung chuyển nhượng hết các thửa đất ở nông thôn. Các hộ gia đình, cá nhân được cho tách thửa trái quy định, phân lô bán nền đất thu lợi bất chính, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.

    Giải trình về vấn đề này, ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết: Việc cho phép hộ gia đình, cá nhân hợp thửa, tách thửa không đúng quy định nêu trên có nguyên nhân khách quan. Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh được thành lập và tiếp nhận hệ thống Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (trước đây trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện) trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, do đó hệ thống tổ chức bộ máy Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở phân bố rộng trên toàn tỉnh (mỗi huyện có 1 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) nên việc quản lý, chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Sở gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Hơn nữa, việc làm trái các quy định pháp luật nêu trên là sai phạm có hệ thống của các cơ quan có liên quan trong việc tham mưu cho chuyển mục đích sử dụng đất, xác định vị trí thửa đất, phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, tính nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất; tách thửa đất ở nông thôn.

    Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn còn bị buông lỏng, việc xử lý các vi phạm trong sử dụng đất đai, trật tự xây dựng chưa nghiêm. Nhiều điểm dân cư tạo mới trên địa bàn 3 xã Thiện Nghiệp, Tiến Lợi, Phong Nẫm đã xây dựng đường bê tông rộng 4-5m trên đất nông nghiệp nối từ đường của xã vào điểm dân cư tạo mới và nối với các tuyến đường nội bộ điểm dân cư tạo mới trái phép, không đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, không phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở các xã, nhưng UBND thành phố Phan Thiết, UBND các xã không kiểm tra, xử lý các vi phạm theo quy định.

    Cấp thiết sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Luật

    Để giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên, ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét có điều chỉnh bổ sung Luật cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Vì nội dung tại Điều này chưa đủ chi tiết khi xử lý giao đất, cho thuê đất đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng ổn định, công nhận quyền sử dụng đất…

    Đối với việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa linh hoạt qua các loại đất nông nghiệp khác thì Điều 58 Luật Đất đai 2013 nên sửa đổi, bổ sung việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích đất phi nông nghiệp đã có trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện được duyệt thì không phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (tăng thẩm quyền quyết định của địa phương, giảm cơ chế xin cho). Đồng thời, nên bỏ nội dung điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại khoản 3 Điều này, bởi các điều kiện này đã được ràng buộc trong dự án đầu tư, việc đặt ra điều kiện này nhưng thành phần hồ sơ giao đất, cho thuê đất hiện nay theo hướng tinh gọn, cải cách thủ tục hành chính cho chủ đầu tư, gây khó khăn và vướng mắc trong việc tham mưu giải quyết hồ sơ đất đai cho các dự án đã được chấp thuận đầu tư.

    Bên cạnh đó, cần sửa đổi khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 theo hướng, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi. Trường hợp có điều kiện về quỹ đất thì được xem xét để bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Nguyên nhân là do hiện nay quỹ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở tại các địa phương rất hạn chế nên việc bồi thường về đất được thực hiện chủ yếu bằng tiền; việc bồi thường bằng đất như thế nào Luật cũng chưa quy định rõ.

    Ngoài ra, cần sửa đổi khoản 1 Điều 124 Luật Đất đai năm 2013 bởi hiện nay đất trồng cây hàng năm khác (không phải đất trồng lúa) có cơ chế sử dụng và mục đích sử dụng đất khá tương đồng với đất trồng cây lâu năm, người dân trong quá trình canh tác chuyển đổi qua lại, canh tác đan xen giữa hai loại đất này (theo quy định hiện hành không phải đăng ký và xin phép chuyển mục đích sử dụng đất). Do đó, việc quy định hạn mức đất trồng cây hàng năm khác không quá 2 ha là khá thấp so với hạn mức giao đất trồng cây lâu năm (10 ha). Người dân có ý kiến, kiến nghị rất nhiều trong việc công nhận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

    Bên cạnh đó, Sở cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ, giúp đỡ tư vấn, đặc biệc là tư vấn nước ngoài về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại, gắn với phát triển đô thị biển; tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế và trong nước có đủ tiềm lực kinh tế mạnh đầu tư vào thị trường bất động sản, nhằm thúc đẩy phát triển đô thị nói chung, cũng như lợi thế du lịch biển trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

    Tin liên quan
    HỒ SƠ PHÁP LÝ ĐẤT ĐAI - 0911622255
    HỒ SƠ PHÁP LÝ ĐẤT ĐAI - 0911622255
    Những điều cần biết về thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính. Theo quy định, có 03 trường hợp phải đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu. Căn cứ: - Luật Đất đai 2013; - Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai; - Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định hướng dẫn Luật Đất đai; - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu là gì? - Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm: Đăng ký lần đầu và đăng ký biến động. Xem thêm: Các trường hợp phải đăng ký biến động đất đai. Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Như vậy, đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất và quyền quản lý với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. - Mục đích đăng ký: Để Nhà nước quản lý. Đăng ký đất đai là thủ tục bắt buộc - Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu (theo khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013). 03 trường hợp phải đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu Theo khoản 3 Điều 95 Luật Đất đai 2013 có 03 trường hợp phải đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu gồm: + Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; + Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; + Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; Như vậy, khi sử dụng đất trong trường hợp trên thì phải đăng ký theo thủ tục dưới đây. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (Ảnh minh họa) Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu Chuẩn bị hồ sơ: Theo Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với thành phần như sau: - Đơn đăng ký theo Mẫu số 04a/ĐK; - Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (bản sao). - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất - nếu có (bản sao). - Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế. Ngoài ra, khi nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Trình tự thực hiện thủ tục Bước 1. Nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ: - Nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của UBND cấp tỉnh. - Nộp tại UBND cấp xã: Áp dụng với người đăng ký là hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu. Bước 2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ - Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp. Bước 3. Giải quyết yêu cầu - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai để quản lý. Thời hạn giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn giải quyết quy định như sau: - Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Không quá 40 ngày với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã… Lưu ý: - Quy định về hồ sơ trên đây chỉ áp dụng với người sử dụng đất, không áp dụng với người quản lý trong trường hợp được giao đất để quản lý mà chưa đăng ký. - Hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu áp dụng với trường hợp không có nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (hoặc có nhà ở, tài sản khác mà chủ sở hữu không có yêu cầu đăng ký). - Không áp dụng với trường hợp có yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ). - Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký lần đầu mà nay có nhu cầu được cấp Sổ đỏ thì nộp đơn đề nghị cấp Sổ đỏ theo mẫu số 04a/ĐK (không phải nộp các loại giấy tờ khác quy định trong hồ sơ cấp Sổ đỏ).
    Chi tiết
    THỦ TỤC ĐẤT ĐAI
    THỦ TỤC ĐẤT ĐAI
    Thủ tục tặng cho đất đai 2019: Toàn bộ hướng dẫn chi tiết nhất Tặng cho đất đai là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác mà không yêu cầu trả tiền. Dưới đây là thủ tục tặng cho đất đai theo quy định mới nhất. Mục lục bài viết 1 - Tặng cho đất đai là gì? 2 - Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất 3 - Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất 4. Thủ tục tặng cho một phần thửa đất 5. Các khoản tiền phải nộp Căn cứ: - Bộ luật Dân sự 2015; - Luật Đất đai 2013; - Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai; - Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai; - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính; Lưu ý: Quy trình tặng cho đất đai (bản chất là tặng cho quyền sử dụng đất) bắt đầu từ khi các bên lập hợp đồng tặng cho tới khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ghi thông tin vào sổ địa chính (với trường hợp không cấp giấy chứng nhận mới) hoặc trao giấy chứng nhận mới cho người được tặng cho (với trường hợp cấp giấy chứng nhận mới). 1 - Tặng cho đất đai là gì? Tặng cho đất đai là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù. Trên thực tế, việc tặng cho quyền sử dụng đất xảy ra dưới 02 dạng phổ biến: - Bố mẹ tặng cho đất cho con; - Người có đất đai tặng cho đất của mình cho người khác (không phải là bố mẹ cho đất cho con). Hiện nay, khi nhận tặng cho là quyền sử dụng đất nhưng không làm thủ tục sang tên thì dẫn tới tình trạng: Đất là của bố mẹ, nhà là của con. Trong trường hợp này dễ xảy ra tranh chấp. Ví dụ: Khi vợ chồng người con ly hôn mà chia tài sản thì bố mẹ vì nhiều lý do khác nhau cho rằng đất đó là cho “mượn” để xây nhà chứ không phải "tặng cho" nên thửa đất đó không được chia và muốn lấy lại. Để tránh những rủi ro như trên dù là được bố mẹ tặng cho quyền sử dụng thì cũng nên làm thủ tục sang tên (pháp luật quy định là thủ tục đăng ký biến động đất đai khi tặng cho quyền sử dụng đất). 2 - Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quyền tặng cho quyền sử dụng đất (cho đất) khi có đủ các điều kiện sau: Điều kiện 1 - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp 02 trường hợp sau: Trường hợp 1: Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho. Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi: + Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; + Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận). Điều kiện 2 - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Điều kiện 3 - Đất không có tranh chấp; Điều kiện 4 - Trong thời hạn sử dụng đất. Điều kiện tặng cho đất đai Điều kiện tặng cho đất đai (Ảnh minh họa) 3 - Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất 3.1. Công chứng hợp đồng tặng cho Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Chuẩn bị hồ sơ công chứng: Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng gồm các giấy tờ sau: - Phiếu yêu cầu công chứng; - Dự thảo hợp đồng tặng cho (các bên soạn trước); nhưng thông thường các bên ra tổ chức công chứng và đề nghị soạn thảo hợp đồng tặng cho (phải trả thêm tiền công soạn thảo và không tính vào phí công chứng). - Bản sao giấy tờ tùy thân: + Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên. + Sổ hộ khẩu. - Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho: + Tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn. + Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung. - Văn bản cam kết của các bên tặng cho về đối tượng tặng cho là có thật. Thủ tục công chứng: Xem chi tiết tại: Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất mới nhất 3.2. Thủ tục sang tên giấy chứng nhận Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho. Chuẩn bị hồ sơ: Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) về hồ sơ địa chính thì người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau: - Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK; - Hợp đồng tặng cho; - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; - Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình đã được công chứng hoặc chứng thực. Trình tự sang tên giấy chứng nhận: Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thủ tục sang tên giấy chứng nhận khi tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ: - Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh. - Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Bước 2. Tiếp nhận và xử lý ban đầu - Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Bước 3. Giải quyết yêu cầu Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các việc sau: - Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; - Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp; - Trường hợp phải cấp giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. - Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Bước 4: Trả kết quả - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc - Gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Lưu ý: Thời gian trả kết quả không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết (ngày có kết quả giải quyết là ngày ký xác nhận thông tin tặng cho trong giấy chứng nhận). Thời hạn giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn giải quyết như sau: Thời gian do UBND cấp tỉnh quy định, cụ thể: - Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Thủ tục tặng cho đất đai Thủ tục tặng cho đất đai (Ảnh minh họa) 4 - Thủ tục tặng cho một phần thửa đất Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trường hợp tặng cho một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần tặng cho trước khi tặng cho người khác. 4.1. Thủ tục tách thửa Lưu ý: Diện tích của thửa đất mới và diện tích còn lại phải không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu: Xem tại: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa của 63 tỉnh thành mới nhất. Chuẩn bị hồ sơ tách thửa: Theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ đề nghị tách thửa đất như sau: - Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK; - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Ngoài ra, khi nộp hồ sơ thì phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Trình tự thực hiện thủ tục tách thửa: Bước 1. Nộp hồ sơ Địa điểm nộp hồ sơ tách thửa: - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Bước 3. Xử lý yêu cầu tách thửa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện: - Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất; - Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa; - Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Thời gian giải quyết: Thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 15 ngày. 4.2. Thủ tục tặng cho sau khi tách thửa Sau khi tách thửa thì thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho và thủ tục sang tên như hướng dẫn tại mục 3. 5 - Các khoản tiền phải nộp Khi thực hiện thủ tục tặng cho đất đai, ngoài phí công chứng phải trả cho tổ chức công chứng thì phải nộp thêm các khoản tiền như thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và lệ phí khác, cụ thể: 5.1. Thuế thu nhập cá nhân Trường hợp 1: Trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC những trường hợp tặng cho sau thì được miễn thuế thu nhập cá nhân, cụ thể: Tặng cho quyền sử dụng đất giữa: - Vợ với chồng; - Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; - Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; - Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; - Bố vợ, mẹ vợ với con rể; - Ông nội, bà nội với cháu nội; - Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; - Anh chị em ruột với nhau. Trường hợp 2: Trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân - Những trường hợp tặng cho ngoài trường hợp 1 thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. - Mức tiền thuế phải nộp: Bằng 10% giá trị quyền sử dụng đất nhận được (giá của thửa đất nhận được - thông thường các bên thường lấy giá bằng giá tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định để tiền thuế phải nộp là thấp nhất nhưng không trái luật). 5.2. Lệ phí trước bạ Trường hợp 1: Miễn lệ phí trước bạ Khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ những trường hợp sau được miễn lệ phí trước bạ: Nhà, đất là quà tặng giữa: - Vợ với chồng; - Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; - Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; - Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; - Cha vợ, mẹ vợ với con rể; - Ông nội, bà nội với cháu nội; - Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; - Anh, chị, em ruột với nhau Lưu ý: Lệ phí trước bạ phát sinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp 2: Phải nộp lệ phí trước bạ - Ngoài những trường hợp tặng cho nhà đất thuộc trường hợp 1 thì phải nộp lệ phí trước bạ; - Mức lệ phí trước bạ phải nộp: Lệ phí trước bạ = 0.5 % x (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích nhận tặng cho) 5.3. Chi phí khác - Lệ phí địa chính: Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định (mỗi tỉnh sẽ có mức thu khác nhau). - Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định (mỗi tỉnh sẽ có mức thu khác nhau). Kết luận: Trên đây là toàn bộ thủ tục tặng cho đất đai theo quy định hiện hành. Khi được nhận tặng cho đất đai (quyền sử dụng đất) thì bên được tặng cho nên thực hiện thủ tục đăng ký biến động để chuyển sang tên mình nhằm tránh những rủi ro pháp lý về sau.
    Chi tiết
    MUA ĐẤT BẰNG GIẤY TAY
    MUA ĐẤT BẰNG GIẤY TAY
    Mua bán đất bằng giấy tờ viết tay trước 2008 có được cấp sổ đỏ? Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng đất từ ngày 01/07/2004 đến trước ngày 01/01/2008 bằng giấy tờ viết tay thì người đang sử dụng đất không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) và được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai. Nhùng nhằng tình trạng tranh chấp đất rừng ở Bắc Kạn Mất mạng vì mâu thuẫn tranh chấp đất với anh rể Chặn đường bắn trưởng thôn vì tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai do kết quả đo vẽ sai thực tế? Có gì khuất tất trong vụ án tranh chấp đất tại Vũng Tàu? Anh177. Ảnh minh họa Căn nhà 24/B ở phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trước đây là của ông Lý Văn M. Ông M bán cho vợ chồng bà Nguyễn Thị L vào năm 1987. Bà L sử dụng đến năm 2005 thì bán lại cho vợ chồng ông Trần Văn T. Đến ngày 28/11/2007, vợ chồng ông T bán cho bà Lại Thị X sử dụng đến nay. Tất cả những lần mua bán, các bên đều làm giấy viết tay với nhau do đất nằm trong quy hoạch mở rộng đường, chỉnh trang đô thị nên chưa ai được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Nay quy hoạch được thay đổi, cho phép hộ gia đình đang sử dụng được làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và quyền sở hữu nhà ở. Vậy bà X là người hiện đang sử dụng được đứng tên trên Giấy chứng nhận, hay chủ cũ đứng tên trên Giấy chứng nhận sau đó mới làm hợp đồng công chứng sang tên cho bà X; trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận được thực hiện như thế nào? Ths Bùi Đức Độ - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh kiên Giang - cho biết: Căn cứ quy định tại khoản 54 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai thì các trường hợp đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ trước ngày 01/01/2008 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai mà không phải làm thủ tục chuyển QSDĐ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển QSDĐ nộp hợp đồng, văn bản chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển QSDĐ chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển QSDĐ hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển QSDĐ theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau… Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì thuộc trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận cho đất không có giấy tờ về QSDĐ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã đáp ứng điều kiện về chuyển nhượng, tặng cho bằng giấy viết tay và trước ngày ngày 01/01/2008 cho nên người đang sử dụng đất (bà Lại Thị X) sẽ là người thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo Điều 70 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà không phải nộp hợp đồng, văn bản chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật (tức là hợp đồng chuyển QSDĐ được công chứng, chứng thực). Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cần có các giấy tờ như: (1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (2) Các loại giấy tờ mua bán nhà viết tay. (3) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có). Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ về hiện trạng sử dụng đất; xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 15 ngày. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra bản trích đo địa chính hoặc thực hiện việc trích lục, trích đo thửa đất; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.
    Chi tiết
    LUẬT ĐẤT ĐAI
    LUẬT ĐẤT ĐAI
    Cụ thể, về năng lực tài chính thực hiện dự án, chủ đầu tư phải có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên và có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng. UBND TP.HCM cho rằng cần quy định rõ về cách thức thẩm định nội dung này.
    Chi tiết
    LUẬT ĐẤT ĐAI 2022 – NHỮNG ĐIỂM MỚI CẦN CHÚ Ý
    LUẬT ĐẤT ĐAI 2022 – NHỮNG ĐIỂM MỚI CẦN CHÚ Ý
    Ngày 16/06/2022, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW về chương trình "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Trong đó, nổi bật với 08 điểm mới đáng chú ý trong Luật đất đai 2022, cụ thể như sau.
    Chi tiết
    DIỆN TÍCH TỐI THIỂU TÁCH THỬA ĐẤT Ở CỦA MỘT SỐ TỈNH
    DIỆN TÍCH TỐI THIỂU TÁCH THỬA ĐẤT Ở CỦA MỘT SỐ TỈNH
    Để có thể thực hiện tách thửa cần phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định của từng tỉnh. Dưới đây là một số nội dung về diện tích tối thiểu được tách thửa của một số tỉnh cần lưu ý.
    Chi tiết
    ĐIỀU KIỆN LÊN ĐẤT THỔ CƯ
    ĐIỀU KIỆN LÊN ĐẤT THỔ CƯ
    Cụm từ “đất thổ cư” không xa lạ gì với chúng ta nhưng liệu chúng ta có hiểu rõ đất thổ cư là gì hay không và điều kiện để có được đất thổ cư là gì? Dưới đây là một số thông tin cần thiết để giải đáp về những câu hỏi trên.
    Chi tiết
    VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI CÓ ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ HAY KHÔNG?
    VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI CÓ ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ HAY KHÔNG?
    Thông thường để được cấp sổ đỏ thì hộ gia đình, cá nhân phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất, sử dụng đất ổn định. Nhưng trường hợp vi phạm pháp luật đất đai có được cấp sổ đỏ hay không?
    Chi tiết

    Đăng ký nhận tin

    Để thuận tiện, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi

    0911622255 0938381356