ĐO ĐẠC ĐẤT ĐAI BÌNH DƯƠNG | ĐO ĐẠC TÂY NINH | ĐO ĐẠC TÂY NINH

ĐO ĐẠC ĐẤT ĐAI BÌNH DƯƠNG | ĐO ĐẠC TÂY NINH | ĐO ĐẠC TÂY NINH

Trang chủ » Đo đạc đất đai » THÔNG TIN QUY HOẠCH

Làm tốt công tác quy hoạch về hạ tầng dịch vụ để đón đầu phát triển

Phát biểu tại Hội nghị về phát triển dịch vụ của TP Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố kỳ vọng, việc tổ chức Hội nghị sẽ giúp Thành phố có sự chủ động, chuẩn bị tích cực về hạ tầng dịch vụ, đón đầu được sự phát triển.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân

trao đổi cùng các đại biểu dự hội thảo. (Ảnh:Việt Dũng)

Chiều 3/7, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh và định hướng quy hoạch, phát triển hạ tầng dịch vụ của Thành phố giai đoạn 2020 - 2030”.

Tham dự Hội thảo còn có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan; Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Đức Hải; đại diện các sở, ngành, quận, huyện, các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước.

Tại hội thảo, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nhã cho biết: Trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã luôn kiên trì phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Năm 2018, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 62,4% cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Cơ cấu kinh tế Thành phố tiếp tục tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh là 9 nhóm ngành, bao gồm: tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; du lịch; vận tải, cảng và kho bãi; bưu chính, viễn thông, thông tin và truyền thông; kinh doanh tài sản bất động sản; tư vấn; khoa học công nghệ, y tế; giáo dục và đào tạo.

Tỷ trọng 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu chiếm tỷ trọng 57,1%, cao nhất trong tổng GRDP; trong đó 3 nhóm ngành bất động sản; thương mại và vận tải kho bãi tiếp tục giữ tỷ trọng cao, chiếm 33,4% trong tổng GRDP.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích thực trạng ngành dịch vụ hiện nay của Thành phố, những ưu điểm, hạn chế, đưa ra những giải pháp cụ thể cũng như chia sẻ các kinh nghiệm từ thực tế của các nước. Các đại biểu cũng cho rằng, với sự dịch chuyển tăng mạnh của ngành dịch vụ, nhưng TP Hồ Chí Minh đang đối mặt với thách thức, đó là hạ tầng không theo kịp.

Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Thành phố có 41 cầu cảng với tổng chiều dài 14km, 61 bến phao, sản lượng hàng hóa năm 2018 thông qua tăng 9% so với năm trước, dự báo sản lượng năm nay vượt công suất quy hoạch đến năm 2020. Tình hình khai thác ở các cảng, sản lượng tăng đều, gây nên ùn tắc tại các quận 2, 9, Thủ Đức, điều này dẫn đến tăng chi phí vận chuyển hàng hóa.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cũng nêu thực trạng đối với lĩnh vực du lịch khi ngành du lịch đang đối mặt với các thách thức là hạ tầng giao thông và kết nối giao thông rất khó khăn. Thành phố có lợi thế sông nước, nhưng chưa có quy hoạch hạ tầng giao thông thủy.

Về các đề xuất, đại biểu cho rằng, Thành phố cần nhanh chóng hoàn chỉnh các quy hoạch, các đề án phát triển trên các lĩnh vực như hệ thống phân phối, logistic và triển lãm. Thành phố cần tính toán quỹ đất, cơ chế chính sách được giao đất, cho thuê đất để các nhà đầu tư tham gia thực hiện một cách thuận lợi. Sau khi hoàn chỉnh quy hoạch đề án cần công bố, công khai và các cơ quan nhà nước cần làm tốt vai trò kiến tạo, cũng như củng cố môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư. Ngoài ra, huy động vốn từ nhiều nguồn lực từ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, cần xây dựng thể chế thúc đẩy hình thành cơ chế hợp tác liên vùng trong lĩnh vực cảng, logistic, khu công nghiệp, xử lý chất thải và bảo vệ nguồn nước. TP Hồ Chí Minh cần phát triển các trục hướng tâm để kết nối nhanh hơn; bố trí không gian cho các nhu cầu mới, ưu tiên hệ thống phân phối (logistic) 4.0; thúc đẩy hình thành cấu trúc vùng; khuyến khích xây dựng nền tảng số và chuyển đổi số các dịch vụ.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, sắp tới Thành phố sẽ điều chỉnh, gắn chặt phát triển giao thông, đô thị, thông tin, làm tốt công tác quy hoạch góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp, liên kết giữa các ngành.

Về vốn, nguồn lực nhà nước có hạn, cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực trong dân, nguồn vốn của tư nhân trong và ngoài nước. Cùng với đó, cần thiết phải xây dựng một kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, từ quỹ 26.000 ha đất nông nghiệp được Chính phủ cho phép chuyển đổi phải sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, cho phát triển đô thị nhưng cũng phải dành một diện tích thích đáng để phát triển triển hạ tầng của ngành dịch vụ Thành phố. Ngoài ra, cần phải có một cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn nữa, có những chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế, về lĩnh vực đầu tư, xây dựng…

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, cho biết, hơn 30 năm qua, dịch vụ luôn là ngành đóng góp lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của TP Hồ Chí Minh, đóng góp quan trọng nhất cho tăng trưởng của Thành phố. Dự báo trong thời gian tới, ngành dịch vụ sẽ tiếp tục duy trì sự đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế của Thành phố.

“Với nhu cầu phát triển dịch vụ trong thời gian tới, đặc biệt với xu hướng phát triển công nghiệp lần thứ 4, vấn đề đặt ra dịch vụ tiếp tục tăng trưởng cao thì chúng ta chuẩn bị gì để khuyến khích sự phát triển này?" - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề.

Việc tổ chức Hội thảo này, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân kỳ vọng, sẽ giúp Thành phố có sự chủ động, chuẩn bị tích cực về hạ tầng dịch vụ, đón đầu được sự phát triển

Các bài đăng khác

1
2
3
4
5
6
7

Đăng ký nhận tin

Để thuận tiện, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi

Facebook
zalo
zalo

0911622255