CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI ĐẤT KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ ĐƯỢC KHÔNG

CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI ĐẤT KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ ĐƯỢC KHÔNG

Trang chủ » Dịch vụ » CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI ĐẤT KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ ĐƯỢC KHÔNG

Quyền sử dụng đất là một trong những di sản có giá trị lớn. Trên thực tế, nhiều người sử dụng đất đã có từ lâu mà không hề có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Điều này gây khó khăn cho Tòa án trong việc xác định nguồn gốc đất khi giải quyết các tranh chấp chia thừa kế đối với di sản.

Theo nguyên tắc khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì người sử dụng đất mới có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó có quyền để lại di sản thừa kế.Tuy nhiên, thiếu sổ đỏ việc thực hiện quyền sẽ gặp khó khăn, nhưng không đồng nghĩa quyền sử dụng đất bị tước bỏ.

Theo quy định tại Luật đất đai 2013, trường hợp người sử dụng đất chết để lại di sản là bất động sản khi chưa được cấp Giấy chứng nhận mà có thừa kế, thì vẫn xác định di sản thừa kế nhưng cần căn cứ vào các yếu tố như người sử dụng đất đã có loại giấy tờ nào, có sử dụng đất ổn định không, có tranh chấp hay không… để xác định đất đó có thuộc vào di sản thừa kế không?

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. …

Tại Điểm a mục 1.3 phần II của Nghị quyết số 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có quy định:

“1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở; vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ...cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà yêu cầu chia thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

Trong trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó”.

Theo đó, đất do người chết để lại nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nếu có các giấy tờ khác chứng minh được nguồn gốc đất hoặc UBND cấp có thẩm quyền có văn bản xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, đất được sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp thì Tòa án vẫn xác định đây là di sản thừa kế và tiến hành chia thừa kế theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Với những quy định trên cho thấy pháp luật đang nhìn vào thực tế quyền sử dụng đất. Cấp sổ là thao tác mang tính hình thức nhằm tạo tiền đề để nhà nước quản lý và tạo điều kiện thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Chúng tôi tự hào giới thiệu Công ty luật TNHH MTV HITRUST. Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, chúng tôi cam kết Quý khách hàng sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách nhiệt tình, toàn diện, chất lượng và đúng theo quy định của pháp luật. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được Công ty luật TNHH MTV HITRUST tư vấn và hỗ trợ thủ tục pháp lý cần thiết.

 

                                                                                          

Ảnh: Nguyễn Mai - Chi nhánh công ty tại Tây Ninh

Chi tiết liên hệ qua hotline:

- 0911 622 255 (Mr.Hiển)

- 0961 625 468 (Mr.Hiếu)

Các bài đăng khác

1
2
3

Đăng ký nhận tin

Để thuận tiện, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi

Facebook
zalo
zalo

0911622255